Câu lệnh điều kiện rẽ nhánh if else trong lập trình Javascript (Phần IV)
-
Chào các bạn, ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về toán tử trong lập trình. Nhìn chung là khá đơn giản phải không nào. Đây là bài viết số 4 trong loạt bài lập trình javascript từ căn bản đến nâng cao cho người mới bắt đầu, nếu như bạn vẫn chưa nắm rõ kiến thức căn bản về kiểu dữ liệu, toán tử thì có thể bắt đầu xem lại từ Bài 1 nhé
Giờ chúng ta bắt đầu với kiến thức hôm nay thôi:Câu lệnh if else là gì
Cậu lệnh điều kiên gồm 2 phần chính đó là khối if và khối else. Khi chạy chương trình thì chỉ 1 trong 2 khối này được thực thi dựa vào điều kiện đã cho.
if (condition) { //nếu condition có giá trị = true thì các câu lệnh bên trong khối if sẽ được thực thi } else { //nếu condition = false thì hiển nhiên tất cả code bên trong else sẽ được thực thi }
Tại sao cần dùng hàm if else
Việc bạn dùng if else cũng như bạn đang đứng ở ngã ba, với mỗi thời điểm và điều kiện khác nhau thì lựa chọn đường đi cũng khác nhau. Vì vậy sử lệnh điều kiện if else sẽ giúp chương trình có thể thực thi code linh hoạt tùy vào điều kiện đã cho.
Ví dụ 1 chương trình phân loại học sinh dựa vào điểm số. Mỗi một học sinh sẽ có điểm số khác nhau, chính vì vậy chúng ta cần có câu lệnh điều kiện để có thể phân loại giữa các học sinh.if(diem >= 8 ){ // học sinh giỏi. } if( 4 < diem && diem < 8 ){ // học sinh khá }
Hàm if nhiều điều kiện
Với mỗi điều kiện khác nhau thì hướng thực thi đoạn code sẽ hoàn toàn khác nhau, chính vì vậy để thành thạo trong việc vận dụng bạn cần nắm chắc kiến thức về cách TOÁN TỬ hoạt động, khi đó bạn sử dụng lệnh if else mới chính xác được.
Giá trị của condition bên trên chính là kiểu boolean (true hoặc false) mà chúng ta đã học bài TOÁN TỬ.
Ví dụ bạn hoàn toàn thay condition bên trên bằng các giá trị:- true
- false
- 4 > 3
- 2 < 4 && 5 > 6
vân vân...
xem bài TOÁN TỬ để hiểu rõ hơn
Câu lệnh else if rẽ nhánh
if(score < 4){ console.log('TB'); }else if(score < 8){ console.log('Kha'); } else if(score < 9){ console.log('Gioi'); } else { console.log('xuat sac'); }
Đoạn code trên sử dụng else if, ta có thể hiểu như sau:
Đầu tiên kiểm tra score < 4 ,-
nếu đúng thì thực hiện lệnh
console.log('TB')
và không cần kiểm tra điều kiện nào nữa -
nếu sai thì mới tiếp tục kiểm tra xem score < 8 hay không và tương tự cho đến hàm else cuối cùng.
Lệnh if rút gọn
Chúng ta có kiểu hàm if rút gọn mà không cần viết khối else:
if(score < 4){ console.log('TB'); }
Trường hợp này nếu score < 4 thì đoạn code
console.log('TB');
mới được thực thi, còn lại thì khôngChú ý khi sử dụng câu lệnh if else cho người mới
Chú ý 1:
Khi dùng câu lệnh if else chúng ta cần chú ý hạn chế việc lồng các if vào nhau như code bên dưới:if(score < 4){ if(score < 8){ if(score < 9){ if(score < 10){ } } } }
Nếu bắt buộc phải lồng if trong if thì chúng ta hạn chế số lần lồng cấp tối đa là 3 lần. Việc lồng if nhiều lần sẽ khiến code chúng ta rất rối mắt, và đồng thời việc Debug - Kiểm tra lỗi sẽ rất phức tạp mất công sức.
Chú ý 2:
//code 1 if(8< 4) console.log(1); console.log(2); //code 2 if(8< 4){ console.log(1); console.log(2); }
Ở đoạn code 1 thiếu {} ở sau if. Chính vì vậy khi chạy code thì chỉ có duy nhất dòng console.log(1); được tính là trong khối if, còn lại là ngoài khối if.
Kết quả của đoạn code 1: in ra số 2 vì console.log(2) không nằm trong khối if
Kết quả của đoạn code 2: không in ra gì cảVậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về câu lệnh if else trong lập trình, chi tiết các bạn có thể xem video bên dưới để hiểu rõ hơn, các bạn để lại comment nếu có thắc mắc để được giải đáp nhé.
Bài trước : TOÁN TỬ
Bài tiếp: switch case.