Navigation

    Vietnam

    Nodejs.vn

    • Register
    • Login
    • Search
    • Categories
    • Recent
    • Popular
    • Tags
    • Groups
    • Search
    1. Home
    2. Dương Nguyễn
    • Profile
    • Following
    • Followers
    • Topics
    • Posts
    • Best
    • Groups

    Dương Nguyễn

    @Dương Nguyễn

    4
    Reputation
    5
    Posts
    2
    Profile views
    1
    Followers
    0
    Following
    Joined Last Online

    Dương Nguyễn Follow

    Best posts made by Dương Nguyễn

    • Nhập môn lập trình căn bản về Javascript từ căn bản đến nâng cao (Phần III)

      Các phép toán, toán tử trong Javascript

      I. Phép toán

      1. Phép cộng
      • Dùng để cộng 2 số hoặc nối 2 chuỗi vào với nhau
      • Kí hiệu: "+"
      1. Phép trừ
      • Dùng để trừ 2 sô
      • Kí hiệu: "-"
      1. Phép nhân
      • Dùng để nhân 2 số
      • Kí hiệu: "*"
      1. Phép chia
      • Dùng để chia 2 số
      • Kí hiệu: "/"
      1. Phép gán
      • Dùng để gán giá trị cho biến
      • Kí hiệu: "="

      II. Toán tử

      1. Toán tử logic AND
      • Chỉ trả về TRUE khi cả 2 vế điều kiện đều TRUE
      • Kí hiệu: "&&"
      1. Toán tử logic OR
      • Chỉ trả về FALSE khi cả hai vế điều kiện đều FALSE
      • Kí hiệu: "||"
      1. Các toán tử khác
        -Thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia sau đó lấy kết quả cuối cùng gán vào một biến mong muốn
      • Kí hiệu: "+=", "-=", "*=", "/="

      Vậy là mình đã hoàn thành giới thiệu sơ qua các phép toán, toán tử thường dùng trong Javascript!

      Để thực hành chi tiết về toán tử và hướng dẫn luyện tập về toán tử các bạn có thể theo dõi video sau: https://www.youtube.com/watch?v=NoPezyF1jxc

      Các bài liên quan:
      1, Nhập môn căn bản Javascript(Phần I): https://nodejs.vn/topic/2118/nhập-môn-lập-trình-căn-bản-về-javascript-từ-căn-bản-đến-nâng-cao-phần-i

      2, Nhập môn căn bản Javascript(Phần 2): https://nodejs.vn/topic/2120/nhập-môn-lập-trình-căn-bản-về-javascript-từ-căn-bản-đến-nâng-cao-phần-ii

      Cảm ơn các bạn đã theo dõi chúng ta đi tiếp đến Phần 4 tìm hiểu về lệnh điều kiện nhé!

      posted in Tutorials
      Dương Nguyễn
      Dương Nguyễn
    • Hướng dẫn sử dụng switch-case trong Javascript (Phần V)

      I. Câu lệnh switch…case là gì?

      • Cũng giống như câu lệnh if…else đã học ở bài trước, switch…case cũng là một câu lệnh điều kiện. Vậy tại sao phải dùng switch…case, khi đã có câu lệnh if…else ?

      • Câu lệnh switch…case được dùng để thực thi những hành động khác nhau, dựa trên những điều kiện cụ thể. Trong trường hợp bạn có rẽ nhánh (nhiều điều kiện) khác nhau, thay vì sử dụng nhiều câu lệnh else if, bạn có thể chỉ cần sử dụng một câu lệnh switch…case để giải quyết.

      II. Syntax:

      switch(<biểu thức>) {
        case <giá trị 1>:
          <code block 1>
          break;
        case <giá trị 2>:
          <code block 2>
          break;
      ….
      case <giá trị i>:
          <code block i>
          break;
      ….
        default:
          <code block>
      }
      

      Cụ thể như sau:

      • switch, case là từ khóa bắt buộc, trong khi default là tùy chọn
      • break là một lệnh nhảy. Khi JS gặp từ khóa break, nó tự động thoát khỏi câu lệnh
      • switch…case, đồng thời dừng việc thực thi <code block> của case đó lại.
      • <biểu thức> phải là biểu thức trả về kết quả kiểu:
        • Số nguyên (int, long, byte, . . .)
        • Ký tự hoặc chuỗi (char, string)
      • <giá trị i> với i = 1..n là giá trị muốn so sánh với giá trị của <biểu thức>.
      • <code block i> với i = 1..n là đoạn lệnh sẽ thực hiện khi <giá trị thứ i> tương ứng bằng với giá trị của <biểu thức>.

      Ý nghĩa: Duyệt lần lượt từ trên xuống dưới và kiểm tra xem giá trị của <biểu thức> có bằng với <giá trị i> đang xét hay không. Nếu bằng thì thực hiện <code block i> tương ứng. Nếu không có trường hợp nào bằng, sẽ thực hiện <code block> ở default.

      III. Chú ý khi sử dụng câu lệnh switch…case:

      • Giá trị so sánh với nhau phải cùng kiểu (Strict comparison ===).
      • Nếu có nhiều case cùng thỏa mãn giá trị <biểu thức>, case đầu tiên được chọn.
      • Nếu không có case nào được thực thi và không có trường hợp default, chương trình sẽ tiếp tục chạy các câu lệnh sau câu lệnh switch…case.
      • Nhớ sử dụng break trong mọi case, trừ case cuối cùng trong câu lệnh switch…case.

      IV. Các Code Block có cùng điều kiện:

      • Trong một vài tình huống cụ thể, bạn có thể sẽ muốn sử dụng chung một code block cho nhiều trường hợp khác nhau. Hãy xem thử ví dụ sau đây:
      
      var lang = prompt("Nhập ngôn ngữ bạn muốn dùng:");
      switch (lang){
          case 'vietnamese' : 
          case 'english’ : 
          case 'french’ : 
              document.write("Bạn đã chọn " + lang + " để sử dụng");
              break; 
          default:
              document.write("Ngôn ngữ bạn nhập không có trong hệ thống");
      }
      
      
      • Trong trường hợp này, khi giá trị biến lang bằng một trong ba giá trị 'vietnamese'; 'english’ hoặc 'french’ thì đều trả ra cùng 1 hành động là viết ra màn hình câu: "Bạn đã chọn " + lang + " để sử dụng".

      • Vì thế, ta có thể nhóm ba trường hợp đó thành một bằng các bỏ đi lệnh break ở trong mỗi case, vừa tiết kiệm code, vừa dễ đọc, dễ chỉnh sửa.

      V. Chuyển đổi giữa lệnh if…else và switch…case

      • Cả hai lệnh if…else và switch…case đều là câu lệnh điều kiện, đều có tính chất chung là rẽ nhánh chương trình. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chuyển đổi một bài toán từ lệnh if sang switch và ngược lại.

      • Khi chuyển đổi giữa lệnh if sang lệnh switch thì bạn cần phải lưu ý một điều như sau: Đối với lệnh switch nó sử dụng toán tử so sánh bằng (===). Còn đối với lệnh if thì ngoài bằng ra, bạn có thể sử dụng các toán tử khác như toán tử so sánh lớn hơn, bé hơn, ... Vì vậy tùy vào mỗi bài toán mà bạn có thể chuyển đổi được hoặc không được.

      • Một ví dụ ta không nên chuyển sang switch case:

      var point = parseInt(prompt('Nhập số điểm thi bạn đạt được'));
      var message = '';
       
      if (point < 5 && point >= 0){
          message = 'Bạn đã bị rớt môn';
      }
      else if (point >= 5 && point <= 6){
          message = "Bạn là học sinh trung bình";
      }
      else if (point > 6 && point < 8){
          message = "Bạn là học sinh khá";
      }
      else if (point >= 8 && point <= 10){
          message = "Bạn là học sinh giỏi";
      }
      else{
          message = "Bạn nhập điểm bị sai";
      }
       
      document.write(message);
      

      Với bài toán này ta không nên chuyển sang lệnh switch vì nội dung so sánh là một biểu thức, nếu bạn cố tình muốn chuyển thì cũng được nhưng code sẽ rất là dài vì bạn phải so sánh từng con số từ 0 - 10.

      Vậy nên, trước khi quyết định nên sử dụng if…else hay switch…case, hãy nghĩ đến các trường hợp mà bạn sắp phải xử lý!

      posted in Tutorials
      Dương Nguyễn
      Dương Nguyễn
    • RE: Nhập môn lập trình căn bản về Javascript từ căn bản đến nâng cao (Phần II)

      Vâng anh, em sẽ thêm vào ạ 😄

      posted in Tutorials
      Dương Nguyễn
      Dương Nguyễn

    Latest posts made by Dương Nguyễn

    • Hướng dẫn sử dụng switch-case trong Javascript (Phần V)

      I. Câu lệnh switch…case là gì?

      • Cũng giống như câu lệnh if…else đã học ở bài trước, switch…case cũng là một câu lệnh điều kiện. Vậy tại sao phải dùng switch…case, khi đã có câu lệnh if…else ?

      • Câu lệnh switch…case được dùng để thực thi những hành động khác nhau, dựa trên những điều kiện cụ thể. Trong trường hợp bạn có rẽ nhánh (nhiều điều kiện) khác nhau, thay vì sử dụng nhiều câu lệnh else if, bạn có thể chỉ cần sử dụng một câu lệnh switch…case để giải quyết.

      II. Syntax:

      switch(<biểu thức>) {
        case <giá trị 1>:
          <code block 1>
          break;
        case <giá trị 2>:
          <code block 2>
          break;
      ….
      case <giá trị i>:
          <code block i>
          break;
      ….
        default:
          <code block>
      }
      

      Cụ thể như sau:

      • switch, case là từ khóa bắt buộc, trong khi default là tùy chọn
      • break là một lệnh nhảy. Khi JS gặp từ khóa break, nó tự động thoát khỏi câu lệnh
      • switch…case, đồng thời dừng việc thực thi <code block> của case đó lại.
      • <biểu thức> phải là biểu thức trả về kết quả kiểu:
        • Số nguyên (int, long, byte, . . .)
        • Ký tự hoặc chuỗi (char, string)
      • <giá trị i> với i = 1..n là giá trị muốn so sánh với giá trị của <biểu thức>.
      • <code block i> với i = 1..n là đoạn lệnh sẽ thực hiện khi <giá trị thứ i> tương ứng bằng với giá trị của <biểu thức>.

      Ý nghĩa: Duyệt lần lượt từ trên xuống dưới và kiểm tra xem giá trị của <biểu thức> có bằng với <giá trị i> đang xét hay không. Nếu bằng thì thực hiện <code block i> tương ứng. Nếu không có trường hợp nào bằng, sẽ thực hiện <code block> ở default.

      III. Chú ý khi sử dụng câu lệnh switch…case:

      • Giá trị so sánh với nhau phải cùng kiểu (Strict comparison ===).
      • Nếu có nhiều case cùng thỏa mãn giá trị <biểu thức>, case đầu tiên được chọn.
      • Nếu không có case nào được thực thi và không có trường hợp default, chương trình sẽ tiếp tục chạy các câu lệnh sau câu lệnh switch…case.
      • Nhớ sử dụng break trong mọi case, trừ case cuối cùng trong câu lệnh switch…case.

      IV. Các Code Block có cùng điều kiện:

      • Trong một vài tình huống cụ thể, bạn có thể sẽ muốn sử dụng chung một code block cho nhiều trường hợp khác nhau. Hãy xem thử ví dụ sau đây:
      
      var lang = prompt("Nhập ngôn ngữ bạn muốn dùng:");
      switch (lang){
          case 'vietnamese' : 
          case 'english’ : 
          case 'french’ : 
              document.write("Bạn đã chọn " + lang + " để sử dụng");
              break; 
          default:
              document.write("Ngôn ngữ bạn nhập không có trong hệ thống");
      }
      
      
      • Trong trường hợp này, khi giá trị biến lang bằng một trong ba giá trị 'vietnamese'; 'english’ hoặc 'french’ thì đều trả ra cùng 1 hành động là viết ra màn hình câu: "Bạn đã chọn " + lang + " để sử dụng".

      • Vì thế, ta có thể nhóm ba trường hợp đó thành một bằng các bỏ đi lệnh break ở trong mỗi case, vừa tiết kiệm code, vừa dễ đọc, dễ chỉnh sửa.

      V. Chuyển đổi giữa lệnh if…else và switch…case

      • Cả hai lệnh if…else và switch…case đều là câu lệnh điều kiện, đều có tính chất chung là rẽ nhánh chương trình. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chuyển đổi một bài toán từ lệnh if sang switch và ngược lại.

      • Khi chuyển đổi giữa lệnh if sang lệnh switch thì bạn cần phải lưu ý một điều như sau: Đối với lệnh switch nó sử dụng toán tử so sánh bằng (===). Còn đối với lệnh if thì ngoài bằng ra, bạn có thể sử dụng các toán tử khác như toán tử so sánh lớn hơn, bé hơn, ... Vì vậy tùy vào mỗi bài toán mà bạn có thể chuyển đổi được hoặc không được.

      • Một ví dụ ta không nên chuyển sang switch case:

      var point = parseInt(prompt('Nhập số điểm thi bạn đạt được'));
      var message = '';
       
      if (point < 5 && point >= 0){
          message = 'Bạn đã bị rớt môn';
      }
      else if (point >= 5 && point <= 6){
          message = "Bạn là học sinh trung bình";
      }
      else if (point > 6 && point < 8){
          message = "Bạn là học sinh khá";
      }
      else if (point >= 8 && point <= 10){
          message = "Bạn là học sinh giỏi";
      }
      else{
          message = "Bạn nhập điểm bị sai";
      }
       
      document.write(message);
      

      Với bài toán này ta không nên chuyển sang lệnh switch vì nội dung so sánh là một biểu thức, nếu bạn cố tình muốn chuyển thì cũng được nhưng code sẽ rất là dài vì bạn phải so sánh từng con số từ 0 - 10.

      Vậy nên, trước khi quyết định nên sử dụng if…else hay switch…case, hãy nghĩ đến các trường hợp mà bạn sắp phải xử lý!

      posted in Tutorials
      Dương Nguyễn
      Dương Nguyễn
    • Nhập môn lập trình căn bản về Javascript từ căn bản đến nâng cao (Phần III)

      Các phép toán, toán tử trong Javascript

      I. Phép toán

      1. Phép cộng
      • Dùng để cộng 2 số hoặc nối 2 chuỗi vào với nhau
      • Kí hiệu: "+"
      1. Phép trừ
      • Dùng để trừ 2 sô
      • Kí hiệu: "-"
      1. Phép nhân
      • Dùng để nhân 2 số
      • Kí hiệu: "*"
      1. Phép chia
      • Dùng để chia 2 số
      • Kí hiệu: "/"
      1. Phép gán
      • Dùng để gán giá trị cho biến
      • Kí hiệu: "="

      II. Toán tử

      1. Toán tử logic AND
      • Chỉ trả về TRUE khi cả 2 vế điều kiện đều TRUE
      • Kí hiệu: "&&"
      1. Toán tử logic OR
      • Chỉ trả về FALSE khi cả hai vế điều kiện đều FALSE
      • Kí hiệu: "||"
      1. Các toán tử khác
        -Thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia sau đó lấy kết quả cuối cùng gán vào một biến mong muốn
      • Kí hiệu: "+=", "-=", "*=", "/="

      Vậy là mình đã hoàn thành giới thiệu sơ qua các phép toán, toán tử thường dùng trong Javascript!

      Để thực hành chi tiết về toán tử và hướng dẫn luyện tập về toán tử các bạn có thể theo dõi video sau: https://www.youtube.com/watch?v=NoPezyF1jxc

      Các bài liên quan:
      1, Nhập môn căn bản Javascript(Phần I): https://nodejs.vn/topic/2118/nhập-môn-lập-trình-căn-bản-về-javascript-từ-căn-bản-đến-nâng-cao-phần-i

      2, Nhập môn căn bản Javascript(Phần 2): https://nodejs.vn/topic/2120/nhập-môn-lập-trình-căn-bản-về-javascript-từ-căn-bản-đến-nâng-cao-phần-ii

      Cảm ơn các bạn đã theo dõi chúng ta đi tiếp đến Phần 4 tìm hiểu về lệnh điều kiện nhé!

      posted in Tutorials
      Dương Nguyễn
      Dương Nguyễn
    • RE: Nhập môn lập trình căn bản về Javascript từ căn bản đến nâng cao (Phần II)

      Vâng anh, em sẽ thêm vào ạ 😄

      posted in Tutorials
      Dương Nguyễn
      Dương Nguyễn
    • Nhập môn lập trình căn bản về Javascript từ căn bản đến nâng cao (Phần II)

      Biến, các kiểu dữ liệu trong Javascript

      Biến chia làm 2 loại: Biến có thể thay đổi được giá trị, biến hằng số không thể thay đổi được giá trị

      1. Dữ liệu kiểu string
      • Trong JavaScript, các dữ liệu thuộc kiểu string (hay còn được gọi là "chuỗi") là một tập hợp gồm các ký tự, chúng được viết bên trong cặp dấu nháy kép hoặc cặp dấu nháy đơn.
      1. Dữ liệu kiểu number
      • Trong JavaScript, các dữ liệu thuộc kiểu number (hay còn được gọi là "số") là một tập hợp của các con số (0 - 9) không chứa dấu khoảng trắng và có thể chứa dấu trừ (-) nằm ở đầu để đại diện cho số âm.
      1. Dữ liệu kiểu boolean
      • Trong JavaScript, các dữ liệu thuộc kiểu boolean chỉ có thể nhận một trong hai giá trị, đó là:

      true (đúng)
      false (sai)

      1. Dữ liệu kiểu object
      • Trong JavaScript, các dữ liệu thuộc kiểu object (hay còn được gọi là "đối tượng") là một tập hợp gồm những cái tên và mỗi cái tên sẽ chứa đựng một giá trị dữ liệu.
      1. Dữ liệu kiểu undefined
      • Trong JavaScript, khi một biến được khai báo mà không gán giá trị thì biến đó sẽ có giá trị là undefined và kiểu dữ liệu cũng là undefined.
      1. Dữ liệu kiểu array
      • Trong JavaScript, array còn được gọi là mảng, nó là một trường hợp đặc biệt của đối tượng.

      (Thật ra, mảng có kiểu dữ liệu là object)

      • Mảng là một loại biến đặc biệt có thể lưu trữ nhiều giá trị đồng thời, mỗi giá trị được gọi là một phần tử mảng.

      Vậy là mình đã hoàn thành giới thiệu sơ qua các kiểu dữ liệu của biến!

      Để thực hành chi tiết về cách khai báo biến và hiểu sâu hơn các kiểu dữ liệu các bạn có thể theo dõi video sau: https://youtu.be/PzqZ58xYLMY

      Các bài liên quan:
      1, Nhập môn căn bản Javascript(Phần I): https://nodejs.vn/topic/2118/nhập-môn-lập-trình-căn-bản-về-javascript-từ-căn-bản-đến-nâng-cao-phần-i

      Cảm ơn các bạn đã theo dõi và nhớ đón chờ phần III nhé!

      posted in Tutorials
      Dương Nguyễn
      Dương Nguyễn
    • Nhập môn lập trình căn bản về Javascript từ căn bản đến nâng cao (Phần I)

      Hướng dẫn cài đặt công cụ để lập trình

      Lập trình chúng ta hiểu đơn giản là mình viết ra câu lệnh để cho máy tính có thể hiểu được và thực thi những câu lệnh đó một cách tự động

      Để viết câu lệnh đó chúng ta thường sử dụng những công cụ sử dụng để viết và thực thi lệnh ngôn ngữ lập trình một cách dễ dàng, chúng ta gọi là IDE. Hiện nay IDE phổ biến được sử dụng hiện tại là Visual Studio Code

      Để cài đặt công cụ ta thực hiện như sau:

      • Bước 1: Truy cập đường link sau: https://code.visualstudio.com/download. Sau đó bạn chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành tiến hành

      • Bước 2: Chạy chương trình vừa tải về theo như ảnh bên dưới, chọn những ô khoanh đỏ sau đó ấn Next liên tục

      d22492cc-6de9-47d7-9b94-c5e83d2a778c-image.png

      01f7b10f-044b-42a9-817d-5243af7a9134-image.png

      Bước cuối cùng ta ấn install để cài đặt phần mềm:

      ace3873f-ce26-4206-93b8-fdb3a0cd0226-image.png

      Vậy là mình đã hoàn thành việc hướng dẫn cài đặt IDE để có thể dễ dàng bắt đầu với lập trình được rồi!

      Để chi tiết hơn các bạn có thể theo dõi video sau: https://youtu.be/xo-pBkuJLC0?list=PLodO7Gi1F7R0u7LAtcBnSLJupZwGJZn2C

      Ở bài tiếp theo chúng ta sẽ cùng bắt đầu tìm hiểu những lý thuyết căn bản về lập trình bằng ngôn ngữ Javascript nhé!

      Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

      posted in Tutorials
      Dương Nguyễn
      Dương Nguyễn